Từng là một kiến trúc sư, rồi điều hành doanh nghiệp xây dựng của riêng mình, thầy Lê Hoàng không chỉ dừng lại ở vai trò nhà sáng lập. Gặp được triết lý “trao giá trị” từ thầy Ngô Minh Tuấn, thầy tìm thấy con đường giáo dục doanh nhân – bền vững và nhiều ý nghĩa hơn. Tại Trường Doanh nhân CVG, thầy không chỉ giảng dạy – mà đang vun trồng nội lực và lối tư duy trưởng thành cho thế hệ khởi nghiệp tương lai.
Hành trình từ kiến trúc sư đến người truyền lửa cho thế hệ trẻ
Tốt nghiệp ngành Kiến trúc từ năm 2007, thầy Lê Hoàng bắt đầu sự nghiệp đúng chuyên môn trong 2 năm đầu tiên. Thế nhưng không lâu sau đó, thầy lựa chọn mở công ty kiến trúc xây dựng của riêng mình. Trong suốt hành trình khởi nghiệp đầy thử thách đó, thầy nhận ra điều mà mình cần không chỉ là kỹ năng điều hành, mà còn là một nền tảng tư duy bền vững.
Chính trong thời điểm đầy áp lực ấy, khoá học CEO vận hành của thầy Ngô Minh Tuấn đã mở ra cho thầy một cánh cửa mới. Không chỉ học về quản trị, mà còn học sâu về triết lý sống và kinh doanh bền vững. Kể từ đó, thầy đồng hành xuyên suốt cùng hệ sinh thái CVG, và trở thành giảng viên tại Trường Doanh nhân CVG hơn 6 năm nay.
Triết lý “Thân – Tâm – Tuệ”: Ba gốc rễ giúp doanh nhân trưởng thành
Thầy Lê Hoàng nhìn nhận triết lý đào tạo “Thân kỷ luật – Tâm yêu thương – Tuệ khai phóng” như ba gốc rễ để một con người phát triển cân bằng. Theo thầy, một doanh nhân không chỉ cần sức bền thể chất (thân), sự tỉnh thức và minh mẫn (tuệ), mà còn cần một trái tim biết yêu thương và giữ được sự tử tế (tâm).
Thầy áp dụng triết lý này trong từng bài giảng: từ cách tạo dựng nội lực cho học viên, cho đến những thảo luận về lựa chọn đạo đức trong kinh doanh. Thầy chia sẻ: “Không có trí tuệ thì không biết thế nào là tử tế. Mà không tử tế thì không thể trường tồn.”
Phương pháp giảng dạy: Không chỉ học để làm, mà để trưởng thành
Khác với nhiều mô hình giáo dục truyền thống, thầy Lê Hoàng không đặt kỳ vọng học viên sẽ trở thành chuyên gia ngay lập tức. Điều thầy mong muốn là mỗi học viên giữ được “ngọn lửa” bền bỉ – để đủ sức bước đi trên hành trình làm chủ.
Bài giảng của thầy thường xoay quanh hai yếu tố:
(1) Cân bằng lòng người – yếu tố gốc rễ trong mọi doanh nghiệp;
(2) Cân bằng các biến trong hệ thống – nền tảng để doanh nghiệp vận hành hiệu quả. Những nội dung này không chỉ mang tính chiến lược, mà còn rất gần với thực tiễn của SME Việt Nam hiện nay.
Cảnh báo xu hướng khởi nghiệp “chộp giật”
Và khi được hỏi về những thách thức lớn nhất hiện nay thì Thầy lê Hoàng đã ko ngần ngại chia sẻ: Đó là xu hướng - cơ hội kiếm tiền lẻ, nhanh – khiến giới trẻ dễ rơi vào lựa chọn sai lệch hoặc phi đạo đức. Thầy chia sẻ: “Không phải cơ hội nào cũng đáng để theo đuổi. Nếu thiếu khả năng thẩm định – rất có thể bạn đang trả giá bằng cả sự nghiệp chỉ để chạy theo một cái bẫy.”
Do đó, ngoài việc truyền dạy kỹ năng, thầy luôn nhấn mạnh tư duy nhìn xa – nhìn đúng – và giữ vững đạo đức trong kinh doanh.
Đào tạo học viên: Từ thông minh đến bền bỉ
Thầy Lê Hoàng đánh giá học viên tại Trường Doanh nhân CVG là những người rất thông minh. Tuy nhiên, điều họ cần rèn nhiều hơn chính là “sức chịu đựng” – yếu tố tạo nên bản lĩnh của một doanh nhân. Theo thầy, chính môi trường đào tạo tại CVG – với những thử thách liên tục và đòi hỏi kỷ luật cao – là “lò luyện” quan trọng để tăng nội lực.
Thầy ví: “Lúc học, các bạn có thể buồn – vui – tụt mood – bất mãn. Nhưng tất cả là trải nghiệm. Vì ngoài kia cũng đầy những lúc như vậy. Chỉ khi vượt qua được môi trường khó chịu này, các bạn mới vững vàng ngoài kia.”
Lời nhắn gửi thế hệ khởi nghiệp trẻ
Trong hành trình giảng dạy, thầy Lê Hoàng nhiều lần lặp lại một thông điệp quan trọng: “Hãy phát triển trí tuệ để biết đâu là tử tế. Vì chỉ có tử tế – thì mới trường tồn.”
Với thầy, kinh doanh không phải để tranh thắng – mà là cách để phụng sự xã hội. Lợi nhuận đến từ giá trị mình trao đi – không đến từ việc giành phần hơn.
Dù chỉ là một đoạn đường ngắn trong hành trình của học viên, nhưng thầy Lê Hoàng luôn nỗ lực thắp lên một ngọn lửa dài hạn – để họ đủ sức đi đến cùng với con đường làm chủ.